Mụn là hiện tượng thường xuất hiện trên da mặt với những đốm nhỏ, với nhiều kích thước và dạng khác nhau. Mụn khiến da mặt sần sùi, trở nên mất thẩm mỹ, đôi khi còn gây đau ngứa, và một số tác động không tốt cho da.
1. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một trong các loại mụn có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, là một dạng viêm da mãn tính có thể gặp được ở bất cứ độ tuổi hay giới tính nào. Tuy nhiên, mụn trứng cá được ghi nhận xuất hiện nhiều hơn đối với những người trong độ tuổi dậy thì. Mụn có thể để lại những vết thâm, rỗ, hoặc thậm chí cả sẹo.
Dấu hiệu để nhận biết bạn đang gặp phải vấn đề về mụn trứng cá hay một số biến thể cùng đặc điểm có thể kể đến như sau:
- Mụn trứng cá đầu trắng: Có chứa nhân trắng dưới da.
- Mụn trứng cá đầu đen: Có chứa nhân trắng và màu đen trên bề mặt.
- Mụn trứng cá mủ: Thường nổi cộm, sưng đỏ, có mủ trắng và có khả năng để lại vết thâm.
- Mụn trứng cá hạch: Nổi rõ, cứng, sưng đỏ, gây đau và khó chịu.
- U nang: Mụn sưng rất to, nhiều mủ, gây đau và thường để lại sẹo.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá có thể kể đến như chế độ sinh hoạt không hợp lý, thay đổi nội tiết tố, stress, khiến da chết nhiều và bã nhờ tích tụ.
2. Mụn ẩn
Mụn ẩn là một trong các loại mụn có dạng mụn trứng cá chưa hình thành và nằm bên dưới bề mặt da, chưa gây nổi cộm, khó chịu, hay có khả năng gây ra bất cứ sự chú ý nào. Tuy nhiên, mụn ẩn là một trong số những loại mụn thường mọc thành cụm và có khả năng lan rộng rất cao tại các vị trí như má, quanh miệng, trán, cằm, …
Nguyên nhân gây ra mụn ẩn thường do vệ sinh không sạch sẽ, lạm dụng mỹ phẩm hoặc một số vấn đề về hormone.
3. Mụn viêm và mụn bọc
Mụn viêm và mụn bọc là những loại mụn gây ra khá nhiều ảnh hưởng và phiền phức đối với quá trình chăm sóc da mặt. Loại mụn này thường gây sưng, cứng, có chứa mủ, gây đau nhức, thậm chí có thể lan rộng và để lại sẹo sau khi điều trị.
Khác với những loại mụn khác, mụn viêm, mụn bọc không chỉ xuất hiện ở mặt mà thường thấy tại bất cứ vùng da nào có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, có thể kể đến như cổ, ngực, lưng. Giống với các loại mụn khác, mụn viêm có thể mọc lẻ hoặc mọc theo cụm, nhưng đặc điểm chung là mụn thường nổi rất to, cứng gây đau đớn và khó chịu vô cùng. Mụn khi mới hình thành sẽ cứng hơn và khó vỡ. Sau một thời gian nhất định, mụn sẽ trở nên mềm và có thể tự vỡ.
Nguyên nhân gây ra mụn viêm và mụn bọc có thể kể đến như chế độ sinh hoạt ăn uống không hợp lý, căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn hormone gây bít tắc lỗ chân lông, …
4. Mụn đinh râu
Mụn đinh râu là một trong các loại mụn thường thấy ở xung quanh miệng, gây ra những vết sưng đau, thậm chí mưng mủ, và điều đặc biệt là có ngòi đen như đầu đinh. Đây là tình trạng thường gặp phải ở những người trưởng thành, với sự tấy đỏ, nhức buốt mỗi khi chạm vào. Đây là loại mụn rất nguy hiểm, bởi nó là dạng mụn độc và có thể gây ra mệt mỏi, sốt cao trên 40 độ C, lây nhiễm vào mạch các xoang dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, hoặc những ảnh hưởng khó lường nếu không điều trị kịp thời.
Khác với những dạng mụn trên, mụn đinh râu xuất hiện chủ yếu do tình trạng nhiễm trùng; có thể nhiễm trùng từ việc nặn mụn trứng cá hoặc các vết thương hở và vết xước ở quanh môi và cằm.
5. Mụn thịt
Trái ngược với mụn đinh râu, mụn thịt được xác nhận là một trong các loại mụn không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đối với da, hay còn được coi là một khối u lành tính. Mụn thường có kích thước dưới 3mm, mọc thành cụm hoặc riêng lẻ với màu ngả vàng hoặc đồng màu da. Mụn thịt không gây viêm, đau hay sưng tấy, nhưng lại có thể gây ngứa và đặc biệt mất thẩm mỹ.
Mụn có thể xuất hiện với những liên quan đến chuyển hóa dưới da như việc cọ xát nhiều tại một vùng da hay sự mắc kẹt của collagen và mạch máu trong da.
Do các loại mụn có những đặc điểm và tính chất khác nhau, bởi vậy chúng ta không nên chủ quan để nặn mụn hay tự ý đưa ra những phương pháp điều trị không có cơ sở. Thay vào đó, chúng ta nên xác định mức độ nguy hiểm của mụn và tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo bản thân có một chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý nhé!
Với những chia sẻ trên, hy vọng các bạn đã có thêm thông tin cần thiết để nhận biết, phân biệt và quyết định những cách điều trị khác nhau đối với các loại mụn. Chúc bạn thành công!
- Những lợi ích của việc sử dụng kem chống nắng(03/03/2023)
- Hydrat hóa da là gì , tại sao da cần hydrat hóa ?(24/02/2023)
- Cách chọn kem BB tốt nhất cho làn da của bạn(18/02/2023)
- Phân biệt sự khác nhau Retinol và Glutathione(05/10/2021)
- Những Vitamin làm đẹp da phổ biến(08/09/2021)
- Nhận biết da nhạy cảm và cách chăm sóc(03/09/2021)
- Nhận biết da dầu và cách chăm sóc(31/08/2021)
- Phương pháp điều trị nám hiệu quả(27/08/2021)
- Phân biệt nám nội tiết và nám thường(24/08/2021)
- Phân biệt nám và tàn nhang(23/08/2021)
- Độ Ph của da là gì ? Cách cân bằng độ Ph cho da(23/08/2021)
- Hướng dẫn cách dùng bông tẩy trang đắp lotion mask(23/08/2021)
- 5 Loại mặt nạ bình dân chất lượng cao cho mọi loại da(10/08/2021)
- 5 Loại toner lành tính cho mọi loại da chị em đừng nên bỏ qua(27/07/2021)
- Các chất Aha , Bha , Pha là gì ? có tác động như thế nào lên da(16/07/2021)
- Bí quyết chăm sóc da mặt vào mùa hè(12/07/2021)
- 9 thói quen tốt nên thực hiện ít nhất 1 lần trong ngày để cơ thể khỏe mạnh(09/07/2021)
- Peel da là gì ? cách chăm sóc da sau khi peel(02/07/2021)
- Bí quyết chăm sóc da khô đạt chuẩn gái Việt(29/06/2021)
- Da khô cần tránh những thành phần nào trong mỹ phẩm?(26/06/2021)
- Thành phần da mụn nên tránh ngay lập tức khi thấy những chất này trên Mỹ phẩm(17/06/2021)
- Tia uv có mấy loại ? loại nào ảnh hưởng đến da nhiều nhất(10/06/2021)
- Thực phẩm chức năng là gì? tác động như thế nào đối với sức khỏe(26/04/2021)
- Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học(16/04/2021)
- Độ Ph sữa rửa mặt là gì? ảnh hưởng như thế nào đến da(09/03/2021)
- Phân biệt Dầu gội, Dầu xả, Dầu hấp khác nhau như thế nào?(07/03/2021)
- Tại sao mắt bị thâm cách trị thâm mắt tại nhà hiệu quả(28/02/2021)
- Cách làm nước hoa hồng tại nhà giúp làm da mịn màng bất ngờ(26/02/2021)
- Cách dùng nước tẩy trang chuẩn không cần chỉnh(24/02/2021)
- Phân biệt các loại da và cách chăm sóc da khỏe mạnh mịn màng(22/02/2021)